Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý phổ biến và nghiêm trọng ở heo, đặc biệt là ở heo con, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống sót và hiệu suất chăn nuôi. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả là điều kiện tiên quyết để quản lý sức khỏe đàn heo một cách bền vững.
Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn – Nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở heo
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở heo. Các loại vi khuẩn thường gặp bao gồm:
- E.coli: là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở heo, đặc biệt là heo con. Vi khuẩn này tấn công đường ruột, gây tiêu chảy nặng, mất nước và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Salmonella: Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến tiêu chảy cấp kèm theo sốt và suy nhược cơ thể.
- Clostridium perfringens: Gây bệnh viêm ruột hoại tử ở heo con, biểu hiện bằng tiêu chảy cấp nặng, đôi khi kèm theo máu.
Nhiễm virus – Nguy cơ tiềm ẩn gây tiêu chảy ở heo
Virus cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây tiêu chảy ở heo. Các loại virus đáng chú ý như:
- Porcine Epidemic Diarrhea Virus (PEDV): PEDV gây ra bệnh tiêu chảy thành dịch ở heo, với các triệu chứng nặng nề như tiêu chảy nước, nôn mửa, mất nước nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao ở heo con sơ sinh
- Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV): TGEV là tác nhân gây bệnh viêm ruột truyền nhiễm, chủ yếu ảnh hưởng đến eho con chưa cai sữa, với biểu hiện tiêu chảy cấp và mất nước nghiêm trọng
- Rotavirus: Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở heo con, thường xuất hiện trong giai đoạn sau cai sữa, làm suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và gây suy dinh dưỡng.
Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp ở heo:
- Coccidiosis: Gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào Eimeria spp., coccidiosis thường ảnh hưởng đến heo con và heo thịt, gây tiêu chảy mạn tính, mất nước và suy dinh dưỡng.
- Giardia spp.: Đây là loại ký sinh trùng đơn bào khác gây tiêu chảy kéo dài ở heo, làm suy giảm năng suất chăn nuôi do tình trạng tiêu hóa kém.
Chất Lượng Thức Ăn
Thức ăn không đảm bảo chất lượng có thể gây ra tiêu chảy cấp:
- Thức ăn bị nhiễm nấm mốc: Sự hiện diện của mycotoxin trong thức ăn nhiễm nấm mốc là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
- Thay đổi khẩu phần đột ngột: Hệ vi sinh vật đường ruột của heo không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn, gây mất cân bằng vi sinh và dẫn đến tiêu chảy.
Điều Kiện Môi Trường
Điều kiện môi trường chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột của heo:
- Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp: Nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp hoặc quá cao làm suy giảm sức đề kháng của heo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Vệ sinh chuồng trại kém: Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là ở các khu vực uống nước và ăn uống, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, dẫn đến tiêu chảy cấp.
Stress
Stress do các yếu tố như vận chuyển, thay đổi môi trường sống hoặc mật độ nuôi quá cao cũng có thể gây ra tiêu chảy ở heo do làm suy giảm hệ miễn dịch và gây rối loạn tiêu hóa.
Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở heo
Duy trì vệ sinh chuồng trại thường xuyên: bà con cần đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Thường xuyên loại bỏ phân và rác thải, rắc vôi bột hoặc các chất khử trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh
Đảm bảo điều kiện môi trường chuồng nuôi hợp lý: Nhiệt độ chuồng nuôi nên được duy trì ổn định, đặc biệt trong mùa mưa lạnh, cần tránh gió lùa và ẩm thấp. Sử dụng đèn sưởi ấm cho heo con vào mùa đông để tránh bị lạnh, làm suy yếu sức đề kháng.
Cung cấp thức ăn chất lượng cao: Bà con cần chọn lựa thức ăn không bị nhiễm nấm mốc, không ẩm ướt và phải được bảo quản kỹ lưỡng. Khi phát hiện thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, cần loại bỏ ngay
Thay đổi khẩu phần ăn từ từ: Khi thay đổi loại thức ăn hoặc tăng cường khẩu phần, cần thực hiện từ từ, trong vòng vài ngày để heo quen dần, tránh gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy
Tiêm phòng vaccine đúng lịch: BÀ con cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh tiêu chảy như vaccine phòng bệnh E.coli, PEDV. TGEV theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Việc này giúp bảo vệ đàn heo khỏi các tác nhân gây bệnh phổ biến.
Tẩy giun sán định kỳ: Thực hiện tẩy giun sán cho heo theo định kỳ là một biện pháp quan trọng để phòng tránh tiêu chảy do ký sinh trùng gây ra
Theo dõi sức khỏe đàn heo thường xuyên:
- Quan sát dấu hiệu sớm của bệnh: Bà con cần chú ý quan sát các biểu hiện sớm của bệnh tiêu chảy như phân loãng, có mùi hôi khác thường, heo có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn. Phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời tránh lây lan
- Cách ly heo bệnh: Nếu phát hiện heo có dấu hiệu tiêu chảy. cần nhanh chóng cách ly khỏi đàn để tránh lây lan cho các con khác.
Điều trị
Bù nước và điện giải
Khi heo bị tiêu chảy cấp, mất nước và điện giải là vấn đề nghiêm trọng, cần được khắc phục ngay. Việc bù nước và điện giải là biện pháp quan trọng nhất để duy trì sự sống cho heo:
- Cung cấp nước sạch: Đảm bảo heo được uống nhiều nước sạch để bù lại lượng nước đã mất qua phân.
- Sử dụng dung dịch bù điện giải: Các dung dịch bù nước và điện giải như MEBI-BZ 4 WAY W.S cho heo uống để khôi phục cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp heo hồi phục nhanh hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Để điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, bà con cần sử dụng thuốc kháng sinh đúng loại và đúng liệu trình như ALLWAYS 1 INJ hoặc SONE T.O.D. Thuốc nên được tiêm trong vòng 3-5 ngày để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tái phát.
——————————————
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM