Bệnh hồng lỵ trên heo là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong cơ thể heo từ 3-4 tháng và có thể gây tử vong hàng loạt nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Hồng Lỵ
Bệnh hồng lỵ (còn gọi là bệnh kiết lỵ) trên heo do vi khuẩn Brachyspira hyodysenteriae (trước đây gọi là Serpulina hoặc Treponema) gây ra. Loại xoắn khuẩn này chủ yếu ký sinh trong tế bào ruột già của heo, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài.

Bệnh hồng lỵ có thể xảy ra trên heo từ 15-70kg và cả trên heo nái, tuy nhiên bệnh chủ yếu trên heo choai đến thịt từ 6-12 tuần tuổi.
Heo có thể mắc bệnh hồng lỵ ở giai đoạn theo mẹ và biểu hiện bệnh ở giai đoạn sau đó.
Khi bệnh kết hợp với các loại vi khuẩn kế phát như E.coli, Clostridium, Salmonella, tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7-60 ngày.
Bệnh thường xuất hiện khi heo gặp các yếu tố gây stress như thay đổi đàn, nhập xuất đàn, thay đổi điều kiện môi trường (thời tiết, thức ăn, nước uống) hoặc sai sót trong quá trình cai sữa và tập ăn.
Triệu Chứng Của Bệnh Hồng Lỵ
- Heo sốt cao từ 40 – 40.5°C, mệt mỏi, giảm ăn, khát nước do tiêu chảy kéo dài.
- Ban đầu, heo tiêu chảy phân màu xám hoặc vàng, về sau có lẫn máu.

- Hậu môn, mông và gốc đuôi heo thường dính đầy phân.
- Heo sụt cân nhanh chóng, da nhợt nhạt.
- Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, heo có thể bị liệt hai chân sau do suy kiệt, thậm chí tử vong trong vòng 1-2 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Tích Khi Mổ Khám
- Heo bị tiêu chảy màu hồng đỏ, nhầy dính bết phần hậu môn
- Phân nhầy có màu hồng do lẫn máu và niêm mạc đường ruột
- Ruột già (manh tràng, kết tràng) bị viêm, hoại tử và xuất huyết với nhiều sợi tơ huyết.
- Niêm mạc ruột dày lên, hạch màng treo sưng to.

Biện Pháp Phòng Bệnh Hồng Lỵ Trên Heo
Vi khuẩn nhạy cảm với chất sát trùng và môi trường khô ráo, vì thế nên giữ chuồng trại luôn khô sẽ là một biện phpá hiệu quả trong kiểm soát bên hồng lỵ trên heo.
- Quản lý cùng vào cùng ra theo lô.
- Khi nhập đàn, cần cách ly ít nhất 15 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của heo mới.
- Sát trùng, vệ sinh và giữ khô ráo nền chuồng. Áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc, dọn sạch phân, chất thải trong và ngoài chuồng thường xuyên và nghiêm ngặt
- Thiết kế nền chuồng đảm bảo độ dốc phù hợp để giữ khô nền chuồng
- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng ALL CID WSP (100g/20 lít nước) để tiêu diệt mầm bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho heo bằng cách bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như ADE BCOMPLEX C + B12 để nâng cao sức đề kháng.
- Phòng bệnh bằng kháng sinh: Trộn vào thức ăn TIAMULIN (1g/25kg thể trọng) hoặc LINSPEC (1g/15kg thể trọng), sử dụng liên tục trong 3-4 ngày để phòng bệnh hiệu quả.

Phác Đồ Điều Trị Bệnh Hồng Lỵ Trên Heo
Khi phát hiện heo mắc bệnh, cần tiến hành ngay các biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát sự lây lan và tăng hiệu quả điều trị:
Biện pháp chung:
- Cách ly ngay heo bệnh khỏi đàn để ngăn chặn lây nhiễm chéo.
- Vệ sinh và khử trùng chuồng trại: Sử dụng ALL CID WSP (100g/200 lít nước), phun khử trùng hàng ngày trong suốt thời gian điều trị để tiêu diệt vi khuẩn trong môi trường chăn nuôi.
- Cung cấp nước sạch và dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung điện giải để hỗ trợ heo hồi phục nhanh chóng.
Sử dụng kháng sinh điều trị:
Phác đồ 1:
- Dùng TYLOCAN 20% INJ (1ml/10-15kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ.

- Sử dụng LINSPEC (100g/50kg thức ăn), duy trì liên tục trong 5-7 ngày để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.
Tiêm thuốc bổ trợ:
- Dùng TĂNG LỰC NUMBER 1 INJ (1ml/10kg thể trọng), tiêm trong 3-5 ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể của heo.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và điện giải như MEBI-BZ 4 WAY W.S để hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp heo nhanh hồi phục, đồng thời ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải do tiêu chảy kéo dài.
Phác đồ 2:
- Dùng TIA-DC INJ (1ml/10-15kg thể trọng), tiêm 3 -5 ngày liên tục.

- Trộn thức ăn TIAMULIN (1g/25kg thức ăn), duy trì liên tục trong 5-7 ngày.
- Nâng cao sức đề kháng bằng TĂNG LỰC NUMBER 1 INJ (1ml/10kg thể trọng) trong 3-5 ngày
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và điện giải như MEBI-BZ 4 WAY W.S để hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp heo nhanh hồi phục, đồng thời ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải do tiêu chảy kéo dài.
Kết Luận
Bệnh hồng lỵ trên heo là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn nếu không được kiểm soát kịp thời. Người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh bằng cách duy trì vệ sinh chuồng trại, kiểm soát đàn heo mới nhập và sử dụng kháng sinh phòng bệnh phù hợp.
Khi phát hiện heo mắc bệnh, cần nhanh chóng cách ly và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả để hạn chế tổn thất. Việc kết hợp giữa an toàn sinh học, dinh dưỡng hợp lý và phác đồ điều trị khoa học sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh hồng lỵ trong chăn nuôi heo.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM