Bệnh ORT (hen ngáp, viêm phổi hóa mủ) là một trong những thách thức lớn đối với người chăn nuôi, gây tổn thất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vi khuẩn tấn công hệ hô hấp của gà, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng đàn.
ORT trên gà là bệnh gì?
Bệnh ORT ở gà là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa hè và những thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao.
Gà thịt thường nhiễm bệnh ở giai đoạn 3 – 6 tuần tuổi, trong khi các giống gà khác có thể mắc bệnh từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ lây nhiễm khá cao, dao động từ 50 – 100%, tuy nhiên tỷ lệ tử vong và loại thải chỉ ở mức 5 – 20%.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn, tình trạng sức khỏe của gà, điều kiện môi trường, phương pháp chăm sóc cũng như sự kịp thời và hiệu quả của quá trình điều trị.
Phương thức truyền lây
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, phát triển mạnh trong niêm mạc hô hấp, sau đó di chuyển đến phổi và hai phế quản gốc, gây ra các tổn thương đặc trưng của bệnh ORT.
Bệnh lây lan từ gà nhiễm bệnh sang gà khỏe thông qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh thải vi khuẩn ra môi trường qua dịch tiết đường hô hấp (hắt hơi), từ đó lây truyền sang gà khác qua đường hô hấp.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây ngang qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh trong không khí và nước uống.
Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể phát tán qua gió, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và động vật mang mầm bệnh. Con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh ORT nếu không tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn sinh học.
Triệu chứng bệnh
- Gà mắc bệnh ORT có các triệu chứng lâm sàng điển hình như khó thở, rướn cổ để hô hấp, tăng tần số hô hấp, ngáp gió, ho, lắc đầu, vảy mỏ, phát ra tiếng khẹc.
- Thân nhiệt tăng cao, gà ủ rũ, giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
- Xuất hiện dịch tiết ở mắt và mũi, phù nề vùng mặt.

- Tử vong thường xảy ra trong tư thế “ngã ngửa”, đặc biệt ở những cá thể có thể trạng tốt.
- Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mỏng, tỷ lệ phôi kém.
- Bệnh tiến triển theo từng khu vực chuồng nuôi, không có xu hướng bùng phát đồng loạt.
- Ở thể mãn tính, gà sinh trưởng chậm, còi cọc, hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp, làm tăng chi phí sản xuất.
Tỷ lệ tử vong thông thường dưới 10%, nhưng có thể tăng cao phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ như:
- Quản lý chăn nuôi không đảm bảo, chăm sóc kém.
- Mật độ nuôi nhốt quá cao.
- Chất lượng đệm lót không đạt tiêu chuẩn.
- Môi trường chuồng nuôi kém thông thoáng, nồng độ khí độc cao.
- Bệnh kế phát với các tác nhân khác như E. coli, CRD, ITL, ND, IB, Tụ huyết trùng,…
Bệnh tích khi mổ khám gà bị nhiễm bệnh ORT
- Niêm mạc mũi viêm, chứa nhiều dịch nhầy và bã đậu trong xoang mũi.
- Khí quản, hai phế quản chính và phổi có sự hiện diện của bã đậu, dịch mủ.
- Túi khí viêm, xuất hiện bọt khí, đôi khi chứa mủ vàng; có thể hình thành màng viêm trên túi khí, màng gan và màng tim.

- Phổi có tình trạng viêm hóa mủ khu trú hoặc phân bố rải rác trên bề mặt nhu mô.
- Xuất huyết ở vùng ổ bụng, cơ tim và lớp mỡ vành tim.
Phòng bệnh ORT
Để giảm nguy cơ bùng phát bệnh ORT trong đàn gà, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh theo quy trình khoa học, bao gồm:
Bước 1: Vệ sinh phòng bệnh
- Duy trì môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo mật độ nuôi phù hợp để hạn chế sự lây nhiễm chéo.
- Áp dụng mô hình chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”, chỉ nuôi một loại vật nuôi trong cùng một khu vực để tránh sự lây lan mầm bệnh giữa các lứa tuổi.
- Kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào khu chăn nuôi nhằm hạn chế nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.
- Sử dụng ALL CID WSP rải trên nền trấu với liều lượng 1 kg/10-20 m² chuồng nuôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Trước khi nhập gà mới, xử lý chất độn chuồng phun đều thuốc sát trùng lên chất độn, để khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
- Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi bằng ALL CID WSP với liều 3 ml/lít nước, sử dụng 4 lít dung dịch pha cho mỗi 100 m² chuồng, thực hiện 1-2 lần/tuần.
Bước 2: Tiêm phòng vaccine
- Bệnh ORT thường đi kèm với các bệnh khác như Newcastle, IB, ILT, Coryza…, do đó cần xây dựng và thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng vaccine để giảm nguy cơ mắc bệnh thứ phát, từ đó hạn chế sự bùng phát của ORT.
Bước 3: Tăng cường sức đề kháng cho đàn gà
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ như IMUNO ANTIVIRUS để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của gà. Pha với liều 1ml/2 lít nước uống, cho gà uống liên tục trong 3-4 ngày để tăng hiệu quả phòng bệnh. Định kỳ 2 tuần dùng 1 đợt.
Phác đồ điều trị bệnh ORT
Để kiểm soát và điều trị bệnh ORT trên gà hiệu quả, cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và kiểm soát môi trường chuồng nuôi
- Thực hiện giãn đàn, đảm bảo không gian thoáng mát, hạn chế tối đa khí độc trong chuồng nuôi.
- Phun sát trùng bằng dung dịch ALL CID WSP với liều lượng 100g/20 lít nước.
Bước 2: Sử dụng các thuốc bổ trợ
Trước khi sử dụng kháng sinh, cần hỗ trợ vật nuôi bằng các biện pháp giúp giảm viêm, long đờm, hạ sốt và giải độc cơ thể.
Sử dụng các loại thuốc sau:
- Hạ sốt với PARA WSP với liều 1 g/30-40kg thể trọng, 1g/3-4 lít nước uống.
- Giảm ho, long đờm với BROM WSP với liều 1g/8kg thể trọng. Hoặc pha với 1g/1 lít nước uống hoặc 1kg/400kg thức ăn. Sử dụng liên tục 3-5 ngày.
- Hỗ trợ giải độc, tăng miễn dịch: AMINO PHOSPHORIC với liều 1g/1-2 lít nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày.
-
- Nếu bệnh có dấu hiệu nhiễm ghép với các virus khác như Newcastle, IB, ILT, cần chủng lại vaccine trước khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh.
Bước 3: Sử dụng kháng sinh đặc trị
- Đối với những cá thể bệnh nặng:
- Tiêm TĂNG LỰC NUMBER 1 INJ với liều 1 ml/10 kg thể trọng. Cung cấp các dưỡng chất tăng sức đề kháng cho gia cầm
- Đối với toàn đàn:
- Sử dụng CLAMOX WSP pha vào nước uống với liều 1 ml/20 kg thể trọng.
- Hoặc có thể sử dụng FLOPHENICOL 1g/1lít nước uống) kết hợp với DOXY WSP (1g/2 lít nước uống).
- Quá trình điều trị cần kéo dài ít nhất 5-7 ngày để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, ngăn ngừa tái phát.
Kết luận
Bệnh ORT trên gà là một bệnh hô hấp nguy hiểm, gây khó thở, giảm tăng trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm triệu chứng, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM