Bệnh suyễn heo hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ giúp người chăn nuôi kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu suất đàn heo.
Tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh là do Mycoplasma hyopneumoniae, một loại vi khuẩn rất nhỏ không có thành tế bào.
Loại vi khuẩn này chủ yếu gây viêm phổi ở heo dưới dạng nhẹ, nhưng nó làm tổn thương các tế bào lông chuyển trong đường hô hấp, từ đó suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh khác dễ dàng xâm nhập.
Phần lớn các ca suyễn ở heo do Mycoplasma hyopneumoniae đều có sự đồng nhiễm hoặc nhiễm ghép với các virus như PRRS, PCV2, virus cúm heo và các vi khuẩn như Streptococcus suis, Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae, đặc biệt là Pasteurella multocida – tác nhân gây bệnh tụ huyết trùng.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý hô hấp phụ thuộc vào loại mầm bệnh đi kèm. Khi có sự nhiễm ghép, bệnh thường trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của heo.
Dịch tễ
Bệnh suyễn ở heo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ 1 tuần tuổi đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở heo khoảng 2 tuần sau cai sữa, khi kháng thể từ mẹ truyền đã mất dần. Bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn nuôi thịt, đặc biệt ở tuần tuổi 12-14.
Vi khuẩn gây suyễn heo tồn tại trên lông rung của niêm mạc đường hô hấp (khí quản, phế quản, tiểu phế quản). Chúng lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là khi heo bệnh và heo khỏe chạm mũi vào nhau.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh bao gồm:
- Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh
- Độ ẩm và nhiệt độ thay đổi thất thường
- Thiếu sự thông thoáng
- Mật độ nuôi nhốt cao
- Nuôi chung heo ở các lứa tuổi khác nhau.
Triệu chứng của bệnh suyễn heo
Thể cấp tính
- Xuất hiện ở những con heo chưa có miễn dịch khi nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae lần đầu.
- Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7-14 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.
- Heo có dấu hiệu ủ rũ, ho, khó thở, bệnh khởi phát đột ngột khiến heo tách đàn, thỉnh thoảng hắt hơi, sau đó ho kéo dài.
- Cơn ho thường duy trì trong 2-3 tuần, sau đó giảm dần.
- Khi tổn thương phổi nghiêm trọng, heo có biểu hiện khó thở, thở gấp, tần số hô hấp tăng.
- Heo ngồi, há mồm thở gấp, bụng hóp sâu để hỗ trợ hô hấp.
- Một số con có triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, sùi bọt mép, niêm mạc mũi, miệng, mắt tím tái do thiếu oxy.
- Thân nhiệt thường không tăng, nhưng có thể sốt nhẹ nếu có nhiễm khuẩn thứ phát.
- Ở những đàn heo lần đầu mắc bệnh, tỷ lệ tử vong có thể cao. Nếu qua được giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính.

Thể mãn tính
- Heo bị ho kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, ho khan, đôi khi kèm theo nôn mửa.
- Khi ho, heo thường đứng yên, lưng cong lên, cổ vươn ra, cúi mõm xuống để ho cho đến khi tống được đờm ra.
- Heo có biểu hiện khó thở kéo dài, bệnh có thể diễn tiến trong vài tháng, thậm chí nửa năm.
- Nếu điều kiện nuôi dưỡng không tốt, heo có thể không khỏi hẳn mà chuyển sang thể ẩn tính.
- Thể này thường gặp ở heo đực và heo trưởng thành, triệu chứng không rõ ràng, chỉ thỉnh thoảng ho nhẹ.
Bệnh tích
Tổn thương do bệnh suyễn heo thường có tính đối xứng ở các thùy phổi hai bên.
- Ở thể cấp tính: Heo bị viêm phế quản phổi, xuất hiện các vùng đông đặc có màu đỏ sậm, hơi cứng, và có dấu hiệu thủy thủng. Các tổn thương này chủ yếu nằm ở phần trên của thùy đỉnh, thùy giữa, và một phần nhỏ của thùy đuôi.
- Ở thể mãn tính: Mô viêm dần trở nên cứng hơn, màu sắc chuyển từ đỏ sang xám, mô phổi bị xẹp và có sự phân tách rõ ràng giữa vùng phổi bệnh và phổi lành.

- Khi có nhiễm trùng kế phát hoặc nhiễm ghép: Viêm phổi có thể lan rộng hơn, mô phổi trở nên cứng hơn và màu sắc thay đổi, mặt cắt phổi xuất hiện lốm đốm bất thường. Dịch viêm tiết ra nhiều, trong đó có thể chứa mủ bên trong các ống dẫn khí và phế nang.
Cách phòng ngừa bệnh suyễn heo
Đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, chuồng trại được thiết kế hợp lý, phân chia rõ ràng theo từng lứa tuổi để hạn chế lây nhiễm chéo.
Áp dụng phương pháp “cùng vào – cùng ra”, đặc biệt là ở các khu chuồng nuôi từ giai đoạn sau cai sữa đến khi xuất chuồng, giúp giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Duy trì thời gian trống chuồng hợp lý sau mỗi lứa nuôi để tiến hành vệ sinh, sát trùng kỹ lưỡng, qua đó giảm áp lực mầm bệnh trước khi thả đàn mới.
Thực hiện tiêu độc chuồng trại hàng tuần, rửa sạch, sát trùng tất cả dụng cụ chăn nuôi và phơi khô dưới ánh nắng để tiêu diệt mầm bệnh.
Phun sát trùng định kỳ trong và ngoài chuồng trại để kiểm soát mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi.
Cách điều trị bệnh
Do Mycoplasma không có thành tế bào, nên các kháng sinh ức chế sự hình thành màng tế bào nên các kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam bao gồm ceftiofur, amoxicillin không diệt được mầm bệnh này
Tamulin và Flofenicol được khuyeén cáo là những kháng sinh nhạy cảm nhất trong các thuốc trộn thức ăn.
Đối với những heo bị suyễn nặng ngoài sử dụng kháng sinh còn chú ý bổ sung thuốc hạ sôts, giảm ho, long đờm và các thuốc bổ trợ để tăng hiệu quả điều trị.
Bước 1: Vệ sinh sát trùng
Vệ sinh, tăng thông thoáng chuồng nuuôi bằng cách phun sát trùng ALL CID WSP liều 1lit/10m2, phun hàng ngày.

Bước 2: Dùng thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị
Cá thể nặng:
- Tiêm TYLOCAN 20% INJ liều 1 ml/10-15 kg thể trọng dùng liên tục 3-5 ngày.

- Tiêm TĂNG LỰC NUMBER INJ 1 ml/10-15 kg thể trọng giúp tăng sức đề kháng, tăng lực, nhanh hồi phục.

Toàn đàn heo có cá thể heo mắc bệnh:
– Trộn TIAMULIN liều 1kg/500kg thức ăn cho toàn đàn. Kết hợp trộn BROM WSP với liều 1kg/500kg thức ăn để hỗ trợ hô hấp, long đờm, giúp heo dễ thở. Dùng liên tục 5-7 ngày
Bước 3:
Trộn men chịu kháng sinh MEBI-ANTIBIO với liều 1g/1kg thức ăn hỗn hợp để tăng cường tiêu hoá, bổ sungh vi sinh vạt hữu ích, tăng cường hấp thu thức ăn cho toàn đàn heo.

Kết luận
Bệnh suyễn heo là một thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi và hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và vệ sinh chuồng trại, kiểm soát môi trường và tiêm phòng sẽ giúp nguy cơ bùng phát bệnh. Đặc biệt, chủ động trong quản lý dịch bệnh chính là chìa khóa giúp người chăn nuôi duy trì năng suất và tối ưu hóa lợi nhuận.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM