Bệnh Nấm Diều Ở Vịt – Phòng Ngừa Hiệu Quả, Điều Trị Tận Gốc

Bệnh nấm diều ở vịt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng trưởng, đặc biệt ở giai đoạn 10 ngày đến 3 tháng tuổi. Bệnh làm giảm tiêu hóa, gây suy yếu nhanh và có thể dẫn đến tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng

Bệnh nấm diều ở vịt là một bệnh truyền nhiễm do các loài nấm thuộc chi Candida gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến vịt, ngan, ngỗng con trong giai đoạn đầu đời. Trong đó, Candida albicans, Candida tropicansCandida krucci là những chủng phổ biến nhất gây bệnh.

Sự phát sinh và phát triển của bệnh nấm diều chủ yếu liên quan đến:

  • Tác nhân gây bệnh: Nấm Candida tồn tại tự nhiên trong hệ tiêu hóa của gia cầm, tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể sinh sôi mạnh mẽ và trở thành tác nhân gây bệnh.
  • Yếu tố stress: Những tác động tiêu cực từ môi trường sống như thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng kém hoặc mật độ nuôi nhốt quá cao có thể làm suy giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Lạm dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không hợp lý làm suy giảm hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ do thiếu sự cạnh tranh sinh học.
  • Chất lượng thức ăn và nước uống kém: Thức ăn bị nhiễm nấm mốc (Aspergillus, Penicillium, Fusarium…), nước uống không sạch hoặc chứa hàm lượng kim loại nặng cao cũng là yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh.
  • Điều kiện chuồng trại: Môi trường nuôi ẩm thấp, kém thông thoáng, chất độn chuồng bị nhiễm nấm mốc hoặc không được thay thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đối tượng mắc bệnh và giai đoạn nhạy cảm

Bệnh nấm diều thường gặp ở vịt, ngan, ngỗng con, đặc biệt là trong độ tuổi từ 10 ngày đến 3 tháng tuổi. Giai đoạn này, hệ miễn dịch của gia cầm chưa hoàn thiện, kết hợp với các yếu tố bất lợi từ môi trường, khiến chúng dễ mắc bệnh hơn so với gia cầm trưởng thành.

Từ những nguyên nhân trên, việc kiểm soát tốt yếu tố môi trường, chế độ dinh dưỡng hợp lý, quản lý việc sử dụng kháng sinh và đảm bảo vệ sinh chăn nuôi là các biện pháp quan trọng trong phòng ngừa bệnh nấm diều trên vịt.

Triệu chứng của bệnh nấm diều trên vịt

Bệnh nấm diều ở vịt, ngan, ngỗng có các biểu hiện đặc trưng liên quan đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của vật nuôi:

Vịt, ngan, ngỗng mắc bệnh có dấu hiệu ủ rũ, xù lông, giảm ăn hoặc bỏ ăn, buồn ngủ. Chúng có xu hướng nằm tụm lại một góc chuồng hoặc đứng lẻ loi, sải cánh.

Vịt, ngan, ngỗng khi mắc bệnh thường tiêu chảy nặng, phân loãng, có mùi hôi tanh, khu vực xung quanh lỗ huyệt thường bị bẩn.

Tình trạng diều:

  • Diều căng phồng, chứa đầy hơi và thức ăn không tiêu hóa được.
  • Khi sờ nắn diều, con vật có biểu hiện đau, khó chịu, khí thoát ra có mùi chua khó chịu.
  • Do khó ăn, khó nuốt, vịt, ngan, ngỗng thường rướn cổ về phía trước để cố nuốt thức ăn.

Tổn thương tại vùng miệng – họng:

  • Khi vạch mỏ kiểm tra, có thể thấy màng bám màu trắng kem bám chặt ở niêm mạc họng, hầu.
  • Màng giả này dễ bong tróc, khi bóc ra để lộ mô tổ chức viêm đỏ tươi.
  • Theo thời gian, màng giả này chuyển màu vàng nâu hoặc thẫm hơn.
Bệnh Nấm Diều Ở Vịt - Phòng Ngừa Hiệu Quả, Điều Trị Tận Gốc
Miệng có màng bám màu trắng nhạt

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, vịt, ngan, ngỗng có thể chết do kiệt sức. Tỷ lệ chết có thể lên đến 70%, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và thời gian phát hiện điều trị.

Bệnh tích

Khi tiến hành mổ khám vịt, ngan, ngỗng mắc bệnh nấm diều, có thể quan sát các tổn thương điển hình:

  • Diều, thực quản, họng, hầu: Xuất hiện màng giả bao phủ, lúc đầu có màu trắng kem, về sau chuyển vàng nâu.
  • Niêm mạc viêm đỏ, trong một số trường hợp, tổ chức bên dưới bị viêm loét.
  • Phổi phù nề, có thể có biểu hiện nấm phổi phát triển song song với nấm diều, đặc biệt khi điều kiện môi trường nuôi không đảm bảo.
  • Gan và lách đôi khi có các điểm hoại tử li ti, cho thấy bệnh đã ảnh hưởng đến chức năng giải độc và miễn dịch của cơ thể.
Bệnh Nấm Diều Ở Vịt - Phòng Ngừa Hiệu Quả, Điều Trị Tận Gốc
Nhiều nốt trắng suất hiện ở diều

Điều trị bệnh nấm diều ở vịt như thế nào?

Bệnh nấm diều trên vịt, ngan, ngỗng có thể được điều trị hiệu quả bằng FLUCOZOLES 

Bệnh Nấm Diều Ở Vịt - Phòng Ngừa Hiệu Quả, Điều Trị Tận Gốc

FLUCOZOLES là sản phẩm đặc trị các bệnh nhiễm trùng do tất cả các loại nấm gây ra trên vật nuôi như nấm phổi, nấm diều, nấm miệng, nấm đường tiêu hóa, nấm da, nấm chân lông, nấm tai, nấm đường tiết niệu, nấm hệ thần kinh trung ương và nấm toàn thân…

FLUCOZOLES còn được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm nặng, bội nhiễm nấm, tiêu chảy kéo dài, dùng kháng sinh lâu ngày không khỏi.

Liều điều trị: 1ml/5kg thể trọng/ngày hoặc 2ml/1 lít nước uống, dùng liên tục 5-7 ngày.

Việc duy trì đúng phác đồ giúp kiểm soát và loại bỏ nấm Candida, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Biện pháp phòng bệnh

Bệnh nấm diều có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

Sử dụng FLUCOZOLES  để  phòng bệnh:

  • Dùng với liều bằng ½ liều điều trị, liên tục trong 2 – 3 ngày.
  • Đối với vịt, ngan, ngỗng con: Cứ 10 ngày cho uống một đợt, kéo dài 2 ngày liên tiếp.
  • Đối với vịt, ngan, ngỗng trưởng thành: 2 – 3 tuần cho uống một đợt, kéo dài 2 ngày liên tiếp.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số sản phẩm hỗ trợ như: HEPATOL-B12, ADE-BCOMPLEX C + B12 để tăng cường sức đề kháng và giải độc hiệu quả

Quản lý môi trường chăn nuôi:

  • Giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát để hạn chế sự phát triển của nấm.
  • Kiểm soát các khí độc như H₂S, CO₂, NH₃, tránh gây stress và suy giảm sức đề kháng của gia cầm.
  • Thức ăn, nước uống sạch: Đảm bảo không nhiễm nấm mốc, không để thức ăn tồn đọng lâu trong máng.

Kết luận

Bệnh nấm diều ở vịt là một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tăng trưởng của đàn gia cầm. Việc phòng ngừa và điều trị đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Để bảo vệ đàn vịt khỏi bệnh, người nuôi cần duy trì môi trường chuồng trại sạch sẽ, kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng. Chủ động phòng bệnh chính là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và bền vững cho đàn vịt.

——————————————

Hơn  20 năm  hình  thành  và  phát  triển  ALL  WAYS  tự  hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP

CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.

Hotline: 0982.672.372

Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia

Website: https://allways.asia/

Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM

Gà Khò Khè, Khó Thở? Cảnh Báo Bệnh ORT

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

Hội Chứng Lật Ngửa Ở Vịt – Thách Thức Mới Cho Người Chăn Nuôi

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

Gà Bị Hen Khẹc – Nên Cho Uống Thuốc Gì?

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

Heo Bị Sưng Mắt – Đừng Để Thiệt Hại Xảy Ra Vì Chủ Quan!

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

7 Cách Hạn Chế Stress Nhiệt ở Heo Hiệu Quả

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

Bệnh Suyễn Heo – Bí Quyết Điều Trị Dứt Điểm

Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngTriệu chứng của bệnh nấm diều trên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *