Bệnh CRD được biết đến với nhiều tên gọi như bệnh hô hấp mãn tính hay hen gà là một bệnh thường gặp ở các loài gia cầm đặc biệt là gà. CRD là một trong những bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi ga cầm, gây thiệt hại lớn về kinh tế do làm giảm năng suất trứng, chậm phát triển và tăng lỷ lệ tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh CRD
Bệnh CRD chuyển do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra, nhưng nó cũng có thể phát triển khi có sự kết hợp của các yếu tố khác như virus, nấm và điều kiện môi trường chăn nuôi kém.
Bệnh lây chủ yếu qua hai đường chính:
- Lây nhiễm ngang: Gia cầm khỏe mạnh có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm hoặc với môi trường có mầm bệnh như dịch tiết từ mũi, miệng, mắt, khí quản, túi khí. Bệnh cũng có thể lây qua không khí, hơi nước, dụng cụ chăn nuôi, và con người, chủ yếu qua đường hô hấp.
- Lây nhiễm dọc: Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum có thể truyền qua trứng từ mẹ sang con. Trong quá trình ấp, nếu trứng bị nhiễm bệnh từ vòi trứng hoặc tinh dịch, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào phôi, gây chết phôi hoặc ảnh hưởng đến các thế hệ sau.
Bệnh CRD có mối liên hệ mật thiết với điều kiện thông thoáng của chuồng nuôi. Khi nuôi gia cầm với mật độ cao trong điều kiện thông thoáng kém và vệ sinh không đảm bảo, bệnh dễ bùng phát và thường đi kèm với các bệnh khác, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Gà mắc bệnh CRD có triệu chứng như thế nào?
Những triệu chứng chung nhất trong đàn gia cầm trưởng thành mắc bệnh bao gồm: khí quản có tiếng ral, chảy nước mắt, mũi và ho, tiêu thụ thức ăn giảm, giảm tăng trọng.
Trong các đàn gà đẻ, có thể gây giảm sản lượng trứng lên tới 20% và tăng tỷ lệ chết phôi 5-10% ở chuồng lạnh, gà đầu dàn cooling pad sẽ hô hấp nặng hơn.
Một số các biểu hiện khác bao gồm: sưng khớp, què, mất điều hòa thần kinh, sưng đầu, kém ăn, mỏ và chân khô, chân kém bóng láng.
Các con trống thường thể hiện các biểu hiện lâm sàng trước và bệnh thường nặng hơn vào mùa mưa, lạnh.
Ở các đàn gà thịt, bệnh thường xuất hiện vào thời gian 4-8 tuần tuổi. Các bệnh nặng hơn với các tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao khi gia cầm bị nhiễm bệnh, đồng thời với sự tác động của các yếu tố môi trường.
Tỷ lệ chết ở đàn gà lớn không đáng kể nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trọng và tỷ lệ đẻ. ở gà thịt, tỷ lệ chết có thể rất thấp nếu không kết hợp với các bệnh khác, hoặc nhiều nhất là 30% nếu có bệnh ghép và xảy ra vào mùa lạnh.
Bệnh tích của bệnh CRD ở gà là gì?
Dịch viêm và viêm xoang mũi: Gà mắc bệnh CRD thường xuất hiện dịch viêm chảy ở mũi, khí quản, phế quản và túi khí. Viêm xoang mũi là một triệu chứng phổ biến, dễ quan sát ở các con gà bị nhiễm bệnh.
Tổn thương túi khí: Túi khí của gà bệnh thường chứa chất bã đậu, biểu hiện dưới dạng hạt nhỏ hoặc nang trắng. Thành túi khí trở nên dày hơn và có màu trắng đục do phù nề.
Biến đổi bệnh lý ở phổi: Bệnh tích ở phổi thường bao gồm viêm màng phổi, với sự xuất hiện của các vùng phổi bị cứng. Trong một số trường hợp, có thể hình thành các u hạt hoặc vùng hoại tử rải rác.
Viêm túi khí: Ở những trường hợp nặng, gà thường biểu hiện ba dạng bệnh tích chính: viêm túi khí, viêm màng ngoài gan có fibrin (hoặc fibrin lẫn mủ), và viêm dính xoang bao tim.
Sưng khớp và viêm bao gân: Bệnh CRD còn gây sưng và phù nề ở các khớp, kèm theo dịch viêm xuất tiết trong khớp. Hiện tượng thoái hóa bề mặt khớp, viêm bao gân, viêm ổ khớp và viêm màng hoạt dịch cũng thường gặp.
Ảnh hưởng đến gà đẻ: Ở gà đẻ, bệnh CRD gây sưng to ống dẫn trứng do thủy thũng và viêm vòi trứng, dẫn đến giảm tỷ lệ đẻ trứng.
Phòng bệnh
Quản lý đàn và vệ sinh môi trường:
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các nhân tố lây nhiễm là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh CRD.
- Áp dụng mô hình chăn nuôi “Cùng vào, cùng ra” giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh.
- Điều chỉnh mật độ chuồng nuôi phù hợp với từng loại gia cầm để đảm bảo sự thoáng mát và giảm nguy cơ lây nhiễm.
Điều trị dự phòng: Sử dụng kháng sinh hoặc hóa dược có hiệu quả cao cho đàn giống để giảm nguy cơ lây truyền bệnh qua trứng.
Xử lý trứng: Thực hiện các biện pháp xử lý trứng như tiêm kháng sinh để hạn chế sự lây truyền của mầm bệnh từ mẹ sang con.
Chủng ngừa vaccine: An toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, bao gồm cả việc tiêm phòng vaccine để bảo vệ đàn gia cầm khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Điều trị
Một số loại thuốc thú y được sử dụng hiện nay để điều trị bệnh CRD ở gia cầm bao gồm:
- Có thể sử dụng OTC WSP với liều lượng 1g cho mỗi 25kg thức ăn hoặc 1g hòa vào 2-3 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 5-7 ngày để đạt hiệu quả điều trị tối ưu
- Hoặc tiêm TYLOCAN 20% INJ với liều 0,5ml cho mỗi 2,5-4kg trọng lượng cơ thể, điều trị liên tục trong 3-5 ngày để đảm bảo kiểm soát bệnh hiệu quả.
Việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa sự kháng thuốc.
Kết luận
Cần áp dụng các biện pháp như kiểm soát mật độ chuồng nuôi, tiêm phòng vaccine, và sử dụng kháng sinh hoặc hóa dược theo hướng dẫn. Đặc biệt, việc thực hiện đúng liều lượng và thời gian điều trị là quan trọng để đạt hiệu quả tối ưu và ngăn ngừa sự kháng thuốc. Nhìn chung, việc phòng ngừa và điều trị bệnh CRD đòi hỏi sự chú ý và can thiệp kịp thời từ các nhà chăn nuôi để bảo vệ sức khỏe đàn gia cầm, đảm bảo hiệu quả kinh tế và duy trì sự bền vững của ngành chăn nuôi.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM