Bại huyết trên vịt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 70%. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, khò khè, hắt hơi,… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả để bảo vệ đàn vịt.
Bệnh bại huyết trên vịt là gì?
Bệnh bại huyết trên vịt (Riemerellosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) gây ra.
Đây là một bệnh phổ biến ở vịt, ngan, ngỗng và một số loài chim nước khác. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở vịt từ 2 – 6 tuần tuổi do hệ miễn dịch của chúng chưa hoàn thiện.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong đàn, gây tỷ lệ tử vong cao từ 20% – 70%, thậm chí lên đến 100% trong trường hợp bùng phát dịch mạnh.
Bệnh không có miễn dịch chéo giữa các chủng vi khuẩn do có nhiều serotype khác nhau (hiện đã xác định được 21 serotype), điều này làm cho việc phòng bệnh trở nên phức tạp hơn.
Đặc điểm bệnh
Bệnh thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, môi trường chăn nuôi ẩm ướt, ô nhiễm.
Ở thể cấp tính, vịt thường chết rất nhanh mà không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.
Bệnh có thể tiến triển sang thể mãn tính với các triệu chứng thần kinh, bại liệt, tiêu chảy kéo dài.
Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong môi trường ao hồ, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi và dễ dàng lây lan qua nhiều con đường khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt lây lan theo nhiều con đường:
- Qua đường tiêu hóa: Khi vịt ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nguồn nước ao hồ bị ô nhiễm là tác nhân chính dẫn đến dịch bùng phát diện rộng.
- Qua đường hô hấp: Hít phải không khí, bụi bẩn có chứa mầm bệnh trong chuồng nuôi, vịt khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch mũi, nước mắt, nước bọt của con bệnh qua hít thở.
- Qua vết thương hở: Vi khuẩn xâm nhập qua các vết xước trên màng chân, da khi vịt bơi lội hoặc di chuyển.
- Qua nền chuồng và nước ao hồ: Vi khuẩn tồn tại lâu trong môi trường bẩn, gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh bại huyết trên vịt
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 5 ngày, tùy thuộc vào độc lực của vi khuẩn. Bệnh có 3 thể biểu hiện lâm sàng:
Thể quá cấp
- Vịt chết đột ngột mà không có triệu chứng rõ ràng.
- Một số trường hợp có biểu hiện nhẹ như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi trước khi chết.
- Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100% nếu nhiễm đồng thời với tụ huyết trùng, E. coli.
Thể cấp tính
- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Khò khè, khó thở, có tiếng hen khẹc khi hô hấp.
- Tiêu chảy phân xanh lá cây, đôi khi có nhầy nhớt.
- Rối loạn thần kinh: Đi lại loạng choạng, ngã khi bị xua đuổi.
- Bại liệt: Ban đầu lê lết bằng khuỷu chân, sau đó mất khả năng vận động hoàn toàn.

- Ngoẹo cổ, rút đầu, bơi chèo khi nằm ngửa – dấu hiệu điển hình của bệnh.
Thể mãn tính
- Vịt chậm lớn, còi cọc, phát triển không đồng đều.
- Hắt hơi, hen khẹc kéo dài, nhưng không quá nghiêm trọng.
- Tiêu chảy phân xanh không rõ nguyên nhân.
- Sau 5 – 7 ngày, vịt có thể hồi phục nhưng vẫn có tỷ lệ chết rải rác.
Bệnh tích đặc trưng của bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh tích quan sát được khi mổ khám vịt bệnh bao gồm:
- Viêm da hoại tử, thường xuất hiện ở lưng và quanh lỗ chân lông.
- Xoang bụng chứa dịch thẩm xuất màu nâu hồng, đôi khi có sợi fibrin.
- Viêm firin sợi màng ngoài bao tim, thận, gan và túi khí rất phổ biến
- Lách sưng, viêm tăng sinh xuất huyết, phổi tụ máu nghiêm trọng.
- Viêm ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn, giảm khả năng đẻ trứng.

Phòng bệnh bại huyết trên vịt hiệu quả
Để kiểm soát hiệu quả bệnh bại huyết trên vịt, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp bao gồm vệ sinh chuồng trại, kiểm soát nguồn nước, sử dụng kháng thể và kháng sinh.
Vệ sinh và sát trùng chuồng trại
- Cách ly khu vực chăn nuôi: Xây dựng hàng rào bảo vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các nguồn bệnh từ bên ngoài.
- Xung quanh chuồng nuôi: Rắc một lớp vôi bột dày 1 – 2 cm tại lối đi và khu vực quanh chuồng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Môi trường bên trong chuồng: Đảm bảo mật độ nuôi hợp lý, thông thoáng và nhiệt độ phù hợp giúp giảm stress cho vịt, hạn chế bệnh tật.
- Khử trùng định kỳ: Sử dụng ALL CID WSP để sát trùng chuồng trại 1 – 2 lần/tuần, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Kiểm soát nguồn nước
Đối với chăn nuôi vịt, ngan môi trường nước rất quan trọng không chỉ mình nguồn nước uống mà nguồn nước ao hồ vịt bơi lội, tắm… cũng cần vệ sinh xử lý môi trường nước để hạn chế mầm bệnh.
Trong giai đoạn úm, nên nhốt vịt con trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm vi khuẩn E.coli có trong nước, cho vịt tắm trên sàn.
Kiểm soát bệnh bằng kháng thể
Sử dụng IMUNO ANTIVIRUS cho vịt con ngay khi nhập về.

- IMUNO ANTIVIRUS là sản phẩm đặc biệt, giúp vịt tăng khả năng miễn dịch, chống chọi tốt với mầm bệnh từ môi trường, phòng ngừa hiệu quả bệnh virus, vi khuẩn.
- Cho uống liên tục 7 ngày đầu, sau đó định kỳ 2 – 3 tuần dùng lại để tăng sức đề kháng cho vịt.
- Pha vào nước uống 1ml/1 lít nước uống.
Phòng bệnh bằng kháng sinh: Bà con có thể sử dụng CLAMOX WSP, AMOX WSP theo định kỳ. Trộn vào thức ăn hoặc nước uống giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Phác đồ điều trị hiệu quả bệnh bại huyết trên vịt
Nếu vịt mắc bệnh, cần áp dụng phác đồ điều trị đặc hiệu với kháng sinh mạnh:
Giai đoạn 3 – 5 ngày đầu
Mục tiêu của giai đoạn này là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh càng sớm càng tốt để hạn chế sự lây lan và giảm tỷ lệ tử vong.
- Tiêm kháng sinh CEFU 50 INJ: Đây là kháng sinh mạnh, có tác dụng nhanh trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bại huyết.
- Liều lượng: Với vịt con: 1ml/2kg thể trọng/ngày, Với vịt lớn: 1ml/4kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.

Giai đoạn hồi phục (từ ngày 3 – 5 trở đi)
Sau khi kiểm soát được vi khuẩn, cần tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng, kích thích vịt ăn uống và phục hồi nhanh chóng.
Bổ sung kháng sinh và chất hỗ trợ miễn dịch: Trộn NEW-FUR + AMINO PHOSPHORIC vào nước uống để tiếp tục bảo vệ cơ thể vịt, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Hỗ trợ phục hồi sức khỏe: Bổ sung Vitamin C 30%, ATP SORBITOL B12 các dưỡng chất này giúp kích thích vịt ăn uống, tăng cường trao đổi chất, phục hồi nhanh hơn.
Kết luận
Việc phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại, kiểm soát nguồn nước, sử dụng kháng thể và kháng sinh đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Khi vịt mắc bệnh, cần áp dụng phác đồ điều trị đặc hiệu kết hợp bổ sung dinh dưỡng và men tiêu hóa để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho đàn vịt.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM