Bệnh nấm diều ở gia cầm là một bệnh phổ biến, đặc biệt là ở gà, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố lây nhiễm là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, giúp bảo vệ đàn gia cầm và gây thiệt hại đến kinh tế cho nhà chăn nuôi.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm diều ở gia cầm
Bệnh nấm diều ở gia cầm, đặc biệt phổ biến ở gà, là một dạng bệnh nấm đường tiêu hóa do nấm Candida albicans gây ra.
Bệnh thường biểu hiện bằng viêm loét ở phần trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như nôn mửa thức ăn có chất nhầy hôi, tiêu chảy, gà chậm lớn và tỷ lệ tử vong thường thấp.
Gia cầm con là đối tượng dễ nhiễm bệnh nấm diều hơn so với gia cầm trưởng thành do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Các con đường truyền lây
- Dụng cụ chứa nước uống không vệ sinh: Dụng cụ đựng nước không được vệ sinh thường xuyên là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và lây nhiễm.
- Lạm dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh trộn trong thức ăn hoặc nước uống kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển mạnh mẽ trong đường tiêu hóa.
- Kế phát từ các bệnh tiêu hóa khác: Bệnh nấm diều có thể bùng phát sau khi gà mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác, làm suy giảm miễn dịch.
- Thức ăn nhiễm nấm: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bị nhiễm nấm mốc cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh nấm diều ở gia cầm
Thể cấp tính:
- Thể cấp tính có thời gian nung bệnh khoảng 3 ngày, thường xảy ra ở gia cầm con từ 5 đến10 ngày tuổi.
- Gà có biểu hiện ủ rũ, biếng ăn, tiêu chảy và có thể liệt chân trước khi chết.
Thể quá cấp tính:
- Thể này kéo dài từ 3 đến 15 ngày, chủ yếu xuất hiện ở gà từ 10 đến 45 ngày tuổi.
- Triệu chứng ban đầu gồm các đốm trắng xuất hiện trên niêm mạc miệng, hầu, họng, dần dần phát triển thành các mảng giả mạc lan rộng.
- Khi niêm mạc bong ra, sẽ để lộ các vết loét màu đỏ, sau chuyển sang vàng. Gà ủ rũ, chán ăn, tiêu chảy, liệt cánh, và kiệt sức dẫn đến chết.
- Gà từ 1 đến 3 tháng tuổi thường ít chết nhưng dễ chuyển sang thể mãn tính, chậm lớn, nhẹ cân và trở thành nguồn lây nhiễm.
Bệnh tích của bệnh nấm diều ở gà
- Niêm mạc đường tiêu hóa: Bệnh tích tập trung tại niêm mạc đường tiêu hóa, với xoang miệng chứa nhiều dịch nhầy màu trắng đục.
- Diều: Niêm mạc diều có nhiều dịch trắng sữa, dưới lớp dịch là các điểm trắng xen kẽ với các điểm xuất huyết.
- Dạ dày và ruột: Dạ dày và ruột chứa nhiều dịch nhầy trắng, đôi chỗ có tụ máu.
- Gan, thận, tim, màng não: Xuất hiện các chấm trắng đường kính 1-2 mm và xuất huyết.
Phòng bệnh nấm diều ở gia cầm
- Tăng sức đề kháng: Cải thiện sức khỏe gia cầm bằng chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp niêm mạc tiêu hóa chống lại bệnh.
- Vệ sinh chuồng trại: Thực hiện vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng, cách ly gia cầm bị bệnh, tiêu độc và sát trùng bằng dung dịch formol 2%, xút 1%.
- Vệ sinh máng ăn: Rửa máng ăn bằng xút nóng 2%, sau đó rửa lại bằng nước sạch và phơi nắng để tiêu diệt nấm.
Điều trị bệnh nấm diều ở gia cầm
- Loại thải gà nặng: Những con bị bệnh nặng cần loại bỏ khỏi đàn để tránh lây lan.
- Điều trị: Khi gia cầm bị nấm điều nên cách ly và điều trị bằng FLUCOZOLES với liều 2 ml/1 lít nước uống, dùng liên tục trong 5-7 ngày.
- Hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột: Sử dụng thêm MEBI-BZ 4 WAY W.S để phục hồi sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe tổng thể cho gia cầm.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM