Viêm phổi địa phương truyền nhiễm, còn được biết đến với tên gọi “viêm phổi dịch vùng” hoặc “bệnh suyễn heo”, là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi. Bệnh này gây tổn thất kinh tế đáng kể bằng cách làm giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của heo do tình trạng viêm phổi kéo dài. Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, viêm phổi địa phương làm suy yếu khả năng chống bệnh của hệ hô hấp, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác tấn công và dẫn đến viêm phổi đa căn nguyên.
Tác nhân gây bệnh
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi địa phương ở heo.
Mặc dù vi khuẩn này có thể gây viêm phổi ở dạng nhẹ, nhưng nó làm tổn hại các lông rung của tế bào biểu mô hô hấp và giảm chức năng miễn dịch tự nhiên của hệ hô hấp. Điều này tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Viêm phổi địa phương có thể xảy ra ở heo ở mọi lứa tuổi, từ 1 tuần tuổi đến trưởng thành, với heo cai sữa đến heo xuất thịt là nhóm dễ mắc bệnh nhất.
Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae thường hiện diện trên các lông rung niêm mạc đường hô hấp như khí quản, phế quản, và tiểu phế quản.
Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa mũi của heo mang mầm bệnh và heo khỏe mạnh. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bộc phát bệnh bao gồm: điều kiện chuồng trại kém vệ sinh, sự biến động lớn về độ ẩm và nhiệt độ, thiếu thông thoáng, mật độ nhốt heo cao, và việc nhốt chung heo ở các lứa tuổi khác nhau.
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng có thể chia ra làm 2 dạng. Dạng bệnh cấp tính (gây thành dịch) xảy ra trên heo không có miễn dịch bị nhiễm MH đầu tiên.
Tỷ lệ mắc bệnh ở thể bệnh này khá cao (có thể đến 100%), với các dấu hiệu suy hô hấp cấp, ho, sốt và chết có thể xảy ra.
Sau đó, sự nhiễm trùng sẽ chuyển sang thể bệnh mãn tính (bệnh dịch vùng)
Thể bệnh dịch vùng là thể bệnh phổ biến thường thấy ở các đàn heo nhiễm MH, các triệu chứng lâm sàng chính của thể này là ho khan kéo dài, sốt, giảm tính thèm ăn, và tăng trọng kém.
Viêm phổi địa phương xuất hiện trên heo với tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ chết rất thấp trừ khi có sự nhiễm ghép với các mầm bệnh khác
Khi có sự nhiễm ghép với vi khuẩn Pasteurella multocida (gây bệnh tụ huyết trùng), heo có thể xuất hiện những rối loạn hô hấp nặng, sốt cao 40-42 độ C, há miệng để thở, nhiều trường hợp dẫn đến suy hô hấp và có thể chết.
Bệnh tích
Bệnh tích thường gặp ở heo có biểu hiện lâm sàng nặng là heo gầy, thịt nhão có màu hồng nhạt, xoang ngực và xoang bụng tích nước.
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở phổi: sau 4-5 ngày nhiễm bệnh, hiện tượng viêm phổi từ thùy tim sang thùy đỉnh ở phía trước và thùy hoành ở phía sau, bệnh tích vùng viêm thường mang tính đối xứng ở các thùy hai bên phổi.
Ở thể mãn tính, vị trí vùng viêm giống như thể cấp tính nhưng mô viêm trở nên cứng hơn, màu chuyển sang đỏ tía đến xám. Quá trình viêm mãn làm cho mô phổi bị xẹp (co lại) tạo phân cách rõ ràng với phần phổi lành.
Nếu chỉ có MH là nguyên nhân gây viêm thì vùng mô phổi viêm sẽ khá nhỏ, màu sắc bề mặt cắt khá đồng nhất và dịch viêm ít. Nhưng nếu sự nhiễm trùng ghép xảy ra, viêm phổi có thể lan rộng hơn, cứng hơn, màu sắc ở các mặt cắt phổi lốm đốm và dịch chất viêm nhiều có thể có mủ trong các ống dẫn khí và phế nang.
Phòng bệnh và điều trị
Cải thiện điều kiện chăn nuôi và quản lý để đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch, thông thoáng, từng dãy chuồng nuôi heo ở các lứa heo riêng biệt.
Thực hiện các phương pháp nuôi “cùng vào-cùng ra” nhất là ở các dãy chuồng nuôi heo cai sữa đến xuất thịt. Để đảm bảo có thời gian trống chuồng phù hợp để vệ sinh sát trùng, làm giảm áp lực mầm bệnh trước khi thả lứa nuôi tiếp theo.
Ở đần mắc bệnh, tùy theo diều kiện có thể cần áp dụng biện pháp loại đàn hay giảm đàn heo nhiễm bệnh (giữ lại heo giống sinh sản) và kèm theo biện pháp điều trị tích cực với việc sử dụng ALLWAYS 1 INJ liên tục tùy từng trường hợp.
Cai sữa sớm kết hợp với việc sử dụng kháng sinh, thời gian cai sữa sớm tùy theo trang bị chuồng úm và điều kiện chăm sóc của mỗi trại (có thể từ 10 ngày đến 28 ngày tuổi). Kết hợp sử dụng TIAMULIN trộn vào thức ăn cho heo nái giai đoạn cuối thai kỳ đến sau khi sinh 5 ngày.
Bổ sung kháng sinh vào thức ăn của heo con đến 10 ngày tuổi sau khi sinh và khi heo được cai sữa sẽ được nuôi nhốt cách ly ở điều kiện chuồng úm tốt.
Các trường hợp bệnh cấp tính có thể được điều trị khỏi bởi các thuốc đặc trị viêm phổi như TIAMULIN, TYLOSIN trộn vào thức ăn liên tục 7-10 ngày.
Ngoài ra, AZI-ONE 48H cũng được dùng để điều trị tốt viêm phổi địa phương, 1 mũi tiêm có tác dụng hiệu quả trong 48 giờ. Đồng thời cần kết hợp với việc cung cấp kháng viêm ACETYL-C hạ sốt giảm đau và tăng sức đề kháng để có kết quả cao hơn.
Kết luận
Viêm phổi địa phương ở heo là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về kinh tế và sức khỏe đàn heo. Bệnh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, đồng thời làm suy yếu hệ hô hấp, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Việc cải thiện điều kiện chăn nuôi, kết hợp với các phương pháp điều trị hiệu quả, sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và bảo vệ sức khỏe đàn heo.
——————————————
Hơn 20 năm hình thành và phát triển ALL WAYS tự hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP
CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.
Hotline: 0982.672.372
Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia
Website: https://allways.asia/
Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM