Viêm gan do virus trên vịt | Giải pháp bảo vệ đàn vịt khỏe mạnh

Bệnh viêm gan do virus trên vịt là một thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là các trang trại nuôi vịt. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng, gây ra tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở vịt con dưới 6 tuần tuổi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vịt mà còn gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Để đối phó với bệnh viêm gan do virus trên vịt, việc nắm bắt chính xác nguyên nhân, phương thức lây truyền, triệu chứng, và các biện pháp phòng chống là điều cần thiết.

Nguyên nhân

Bệnh viêm gan do virus trên vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, do virus viêm gan vịt (Hepatitis anatum virus) gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở vịt con mới nở đến 6 tuần tuổi với các bệnh tích đặc trưng ở gan. 

Bệnh chủ yếu xuất hiện trên vịt con 1-3 tuần tuổi nhưng cũng có thể gặp ở vịt mới nở hoặc vịt 5-6 tuần tuổi. Vịt trưởng thành và các loại gia cầm khác không mắc bệnh.

Trên vịt con 1-3 tuần tuổi, bệnh thường xảy ra với tỷ lệ chết cao từ 50-95% 

Phương thức truyền lây

Trong tự nhiên, bệnh thường lây lan qua đường thức ăn, nước uống và không khí.

Virus viêm gan vịt đề kháng mạnh với ngoại cảnh vì vậy các nguyên nhân gián tiếp như con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp bị nhiễm trùng cũng trỡ thành nhân tố truyền nhiễm nguy hiểm

Thời gian mang trùng của vịt rất dài, vịt khỏi bệnh và vịt tiếp xúc với bệnh có thể mang virus từ 8-10 tuần. 

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 2-4 ngày, bệnh thường xảy ra đột ngột lúc đầu chỉ thấy một vài con, sau đó bệnh xảy ra ồ ạt, vịt ít vận động, bỏ ăn, sã cánh, một số bị tiêu chảy

Sau một vài giờ niêm mạc xanh tím, vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sương hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu nghẹo sang bên sườn hoặc lên lưng ( tư thế chết đặc trưng gọi là Opisthotonus).

Sau đó, vịt co giật rồi chết nhanh, có khi chỉ 2-3 giờ kể từ khi phát bệnh. Cũng có những trường hợp vịt chết mà không có triệu chứng gì rõ rệt.

Vịt nằm ngửa, chân duỗi thẳng – tư thế Opisthotonus

Bệnh tích

Vịt bệnh chết thường có tư thế đặc biệt (opisthonus) và bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan: gan viêm, sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.

Trên bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti trên khắp bề mặt của gan. Cạnh các điểm xuất huyết còn thấy những đám tụ màu đỏ hoặc những đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa

Ngoài các bệnh tích ở gan ra, các bệnh tích phổ biến khác thường gặp là:

  • Cơ tim nhợt nhạt
  • Màng bao tim và túi khí bị viêm
  • Thận tụ huyết nhẹ, lách hơi sưng
Những nốt hoại tử xuất hiện trên bề mặt gan

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa trên các đặc điểm bệnh tích trên, phương pháp chẩn đoán này cần chú ý các điểm sau:

  • Bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính
  • Chỉ xảy ra ở vịt dưới 60 ngày tuổi
  • Có bệnh tích đặc trưng ở gan: Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh tích ở gan không biểu hiện rõ, do đó nếu nghi ngờ cần phải mổ khám trên vịt

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm gan do virus ở vịt có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác, do đó cần có chẩn đoán chính xác để đảm bảo điều trị hiệu quả.

Cần phân biệt với các bệnh sau:

Bệnh phó thương hàn vịt: Có thể xảy ra ở vịt con 1 ngày tuổi có các triệu chứng như tiêu chảy, co giật bất ngờ rồi chết, bệnh tích chủ yếu ở ruột, gan có các điểm hoại tử màu trắng

Bệnh dịch tả vịt: Hai bệnh giống nhay về triệu chứng tiêu chảy, lông xù, khát nước. Nhưng ở bệnh dịch tả vịt xảy ra ở cả vịt con lẫn vịt lớn, vịt bệnh thường phù đầu, đau mắt, chảy nước mắt. Bệnh tích cũng có xuất huyết ở gan nhưng chủ yếu thấy xuất huyết điểm ở đường tiêu hóa

Ngộ độc thức ăn: Triệu chứng lâm sàng có thể biểu hiện co giạt, mệt mỏi, chết nhanh nhưng xảy ra ở cả vịt lớn, khi thay đổi thức ăn thì bệnh giảm

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng an toàn sinh học

Khi chưa có dịch

Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải thường xuyên được vệ sinh, sát trùng bằng dung dịch formol 1% hoặc dung dịch NaOH 3%

Tại những vùng an toàn dịch nên kiểm soát con giống, tự ấp, phải lấy từ đàn bố mẹ khỏe mạnh, trước khi ấp phải phải sát trùng bằng formol 1%. Máy ấp phải được tiêu độc kỹ bằng phương pháp xông formol

Khi có dịch xảy ra

Cấn vận chuyển, mua bán vịt, trứng vịt trong vùng đang có dịch nhằm tránh lây lan

Trong ổ dịch phải cách ly những vịt đang bị bệnh

Dùng kháng huyết thanh hoặc vaccine tiêm cho đàn vịt để loại bỏ những vịt đang nung bệnh, những con ốm, đồng thời tạo miễn dịch nhanh chóng cho những vịt chưa mắc bệnh

Xác vịt chết cần xử lý đúng kỹ thuật như chôn hoặc thiêu hủy

Phòng bệnh bằng vaccine

Khi bệnh mang tính chất địa phương thì tiêm phòng vaccine với chủng virus nhược độc là biện pháp tốt nhất

Với vịt con mới nở không có kháng thể thụ động do mẹ truyền mà được nuôi trong vùng có dịch thì cần tiêm vaccine trước khi vận chuyển vào trang trại, nên tiêm vaccine lúc 1 ngày tuổi.

Với vịt sinh sản, tiêm vaccine tạo trang thái miễn dịch cao để vịt mẹ truyền kháng thể cho vịt con qua trứng. Tiến hành tiêm vaccine 2 lần cách nhau 4-6 tuần. Lần 2 tiêm thứ 2 vào thời điểm vịt bắt đầu đẻ, sau đó cứ 6 tháng tái chủng 1 lần.

Điều trị

Viêm gan do virus trên vịt là một bệnh nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều này khiến việc phòng ngừa và quản lý bệnh trở nên vô cùng quan trọng trong công tác chăn nuôi.

Để bảo vệ đàn vịt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, việc tăng cường sức đề kháng cho vịt là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết.

Để nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch, người chăn nuôi có thể sử dụng các sản phẩm như MEBI-BZ 4 WAY W.S hoặc IMUNO ANTIVIRUS.

Những sản phẩm này có thể được sử dụng định kỳ, giúp tăng cường khả năng kháng virus, giải độc gan hiệu quả từ đó bảo vệ sức khỏe của đàn vịt, giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường nuôi nhốt. 

Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh chủ động này không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh mà còn góp phần đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt.

Kết luận

Việc chẩn đoán chính xác và phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác là yếu tố quyết định trong việc điều trị và kiểm soát dịch bệnh. Để giảm thiểu thiệt hại, phòng bệnh thông qua an toàn sinh học và tiêm phòng vaccine là những biện pháp hiệu quả nhất. Sự chủ động trong công tác phòng chống và quản lý dịch bệnh sẽ giúp bảo vệ đàn vịt và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

——————————————

Hơn  20 năm  hình  thành  và  phát  triển  ALL  WAYS  tự  hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP

CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.

Hotline: 0982.672.372

Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia 

Website: https://allways.asia/ 

Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM

Tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Hướng dẫn chi tiết cách phòng cà điều trị bệnh cầu trùng ở heo

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Các bệnh tiêu chảy thường gặp ở heo con

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Giải quyết vấn đề viêm vú trên heo: Những điều bà con cần biết

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Giải pháp đối phó với bệnh nấm diều ở gia cầm

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Tụ huyết trùng gia cầm | Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Mục lụcNguyên nhânPhương thức truyền lâyTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhòng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *