Heo bị viêm phổi, nguyên nhân do đâu?

Viêm phổi và màng phổi hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn là các bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tử vong nhanh chóng ở heo đang trong giai đoạn lớn (thường từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi). Triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, khó thở, da tái nhợt, dịch mũi có máu, nôn mửa và tiêu chảy. Những đàn heo nuôi với mật độ cao và tình trạng căng thẳng có nguy cơ cao bị bùng phát bệnh nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn gram âm Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi dính sườn xuất huyết trên heo lớn, lứa tuổi thường mắc bệnh ở 8-26 tuần. Vi khuẩn này cũng gây ra các ổ áp xe hoại tử, xuất huyết ở phần thùy hoành cách mô trên phổi heo. 

Ngoài ra, Actinobacillus suis vừa là vi khuẩn cơ hội hay có thể gây bệnh trên heo con theo mẹ (nhiễm trùng huyết), và trên heo trưởng thành ( nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm khớp hay viêm ruột).

Dịch tễ

APP là vi khuẩn kí sinh bắt buộc ở đường hô hấp heo. Nó có thể khu trí cục bộ ở đường hô hấp và hiếm khi gây nhiễm trùng huyết trên heo. Chúng được bài tiết theo dịch viêm phổi ra mũi nên sẽ lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh với heo nhạy cảm.

Heo mẹ mặc bênh sẽ là nguồn lây nhiễm cho heo con khi hàm lượng kháng thể thụ động giảm xuống thấp.Thêm vào đó, sự lây lan gián tiếp qua vật dụng chăn nuôi, thường xuyên vận chuyển và người chăn nuôi cũng được ghi nhận.

APP tồn tại ngắn ở môi trường bên ngoài (nóng khô) trừ khi chúng được bảo vệ bởi chất ngày từ đường hô hấp. APP có thể tồn tại trong nước sạch lên đến 30 ngày ở nhiệt độ 4 độ C

Tỷ lệ bệnh thấp nhưng tỷ lệ chết cao do đa phần ca bệnh do APP ở thể quá cấp hay cấp tính

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thay đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn APP và số lượng APP nhiễm. Gây nhiễm lượng lớn chủng vi khuẩn độc lực cao thấy xuất hiện bệnh tích trầm trọng chỉ trong 3 giờ

Lâm sàng bệnh đa dạng từ thể quá cấp tính đến mãn tính những phổ biến nhất ở thể cấp tính tùy thuộc vào trình trạng miễn dịch ở heo và số lượng mầm bệnh nhiễm vào trong phổi.

Ở thể quá cấp hay cấp tính, heo bệnh thường có các dấu hiệu như sốt cao (41 độ C), thở nhanh, thở khó, ho, chảy mũi, bỏ ăn, ói mửa hay tiêu chảy. Sau đó, suy sụp hô hấp xảy ra và dẫn đến tím tái, hôn mê và chết.

Dịch tiết từ mũi và miệng có nhiều dịch chất lẫn bọt và nhuộm máu. Các heo còn lại trong nhóm bệnh có biểu hiện nhẹ hơn ở thể cấp tính và mãn tính. Heo nái mang thai mắc bệnh có thể bị sảy thai.

Biểu hiện chảy máu ở mũi và miệng, có lẫn nước bọt

Bệnh tích

Bệnh tích ghi nhận trên phổi ở thể cấp tính thường đặc trưng với sự thủy thũng nặng, viêm phổi thùy và màng phổi xuất huyết hoại tử dạng túi mủ kèm sợi huyết. 

Bệnh tích thường là khối viêm lớn (1-10 cm, màu đỏ cứng và nằm sâu vào mô phổi) ở thùy giữa hay thùy hoành cách mô ở cột bên hay hai bên phổi. 

Màng phổi viêm tiết nhiều dịch chứa sợi huyết. Trong lòng các phế quản gần nơi tổn thương có dịch chất nhiều bọt và có máu. 

Hạch phổi và trung thất sưng lớn , thủy thũng và sung huyết nặng. Xoang ngực chứa nhiều thanh dịch, các cục sợi huyết cùng với bệnh tích viêm sợi huyết khắp bề mặt phổi và màng ngoài tim.

Màng phổi dính chặt ở xoang ngực

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán dựa vào hai phương cách chính: chẩn đoán bệnh lý lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các đặc trưng triệu chứng cấp tính, bệnh tích phổi viêm như đã mô tả ở trên và phân biệt với các bệnh tích do một số mầm bệnh khác gây ra. 

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tích viêm phổi do một số mầm bệnh khác gây ra như Mycoplasma hyopneumoniae (viêm phổi địa phương EP), Pasteurella multocida (tụ huyết trùng), Actinobacillus suis  thể nhiễm trùng huyết, virus cúm heo và Haemophilus parasuis (bệnh Glasser).

Phòng bệnh

Chiến lược phòng bệnh lâu dài là giữ cho đàn heo sạch bệnh và an toàn dịch bệnh tuy nhiên sẽ khó thực hiện trong điều kiện chăn nuôi hiện nay. Ở các đàn heo đã mắc bệnh, người chăn nuôi cần kết hợp chặt chẽ giữa loại trừ và kiểm soát bệnh cùng thời điểm.

Việc loại trừ bệnh cần phối hợp đồng thời nhiều biện pháp như sử dụng kháng sinh, giảm đàn khi mật độ chăn nuôi quá cao, tái đàn với heo không nhiễm APP, nuôi tách biệt các lứa tuổi nhất là heo thịt và luôn giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi. 

Điều trị

Tiêm kháng sinh điều trị cá thể heo và can thiệp mạnh và nhanh trong các đợt bùng phát quá cấp tính và cấp tính. Có thể điều trị luôn những heo khác trong cùng chuồng.

Việc cấp kháng sinh trong thức ăn và nước uống không hiệu quả vì heo bị bệnh trầm trọng thường không ăn và cũng không uống nước.

Sử dụng KETOCEF LA (1ml/ 10-15 kg thể trọng, 1 mũi tiêm trong 72h) rất hiệu quả. Sau đó có thể tiêm CLAV-MOX LA  tác dụng kéo dài 3-7 ngày. 

Một khi heo bắt đầu ăn và uống thì có thể dùng các loại kháng sinh cấp thước nước uống và thức ăn bằng OXYSTREP với 1g/10-15kg thể trọng hoặc 1kg/250kg thức ăn, dùng liên tục 5-7 ngày.

Tuy nhiên, tùy theo tình hình đề kháng kháng sinh qua xác định tính nhạy cảm kháng sinh ở các địa phương mà có thể chọn kháng sinh cho phù hợp. Hiệu quả điều trị cao khi phát hiện bệnh sớm và áp dụng liệu trình điều trị phù hợp. 

Kết luận

Viêm phổi và màng phổi dính sườn ở heo là những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, có thể dẫn đến thiệt hại lớn trong chăn nuôi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhờ vào việc nhận diện triệu chứng sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, người chăn nuôi có thể bảo vệ đàn heo khỏi những tác động tiêu cực của bệnh. Sự kết hợp giữa vệ sinh, kiểm soát môi trường chăn nuôi và sử dụng kháng sinh phù hợp là chìa khóa để duy trì sức khỏe đàn heo và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

——————————————

Hơn  20 năm  hình  thành  và  phát  triển  ALL  WAYS  tự  hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP

CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.

Hotline: 0982.672.372

Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia 

Website: https://allways.asia/ 

Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM

Tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Hướng dẫn chi tiết cách phòng cà điều trị bệnh cầu trùng ở heo

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Các bệnh tiêu chảy thường gặp ở heo con

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Giải quyết vấn đề viêm vú trên heo: Những điều bà con cần biết

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Giải pháp đối phó với bệnh nấm diều ở gia cầm

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Tụ huyết trùng gia cầm | Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Mục lụcTác nhân gây bệnhDịch tễTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *