Làm thế nào để ngăn ngừa heo bị tiêu chảy do E.coli?

Vi khuẩn E.coli là thành phần vi sinh thường xuyên của hệ vi sinh vật đường ruột của heo. Khi vật chủ gặp điều kiện bất lợi, ảnh hưởng đến sức đề kháng, những vi khuẩn E.coli có độc lực sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Bệnh tiêu chảy và phù đầu do vi khuẩn E.coli là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế quan trọng cho ngành chăn nuôi heo. Bệnh do E.coli có thể xảy ra trên tất cả lứa tuổi heo: theo mẹ, sau cai sữa, nuôi thịt và cả trên nái.

Tác nhân gây bệnh

Escherichia coli (E.coli) là trực khuẩn nhỏ, gram âm. Các yếu tố độc lực của E.coli bao gồm yếu tố kết bám giúp E.coli kết bám lên bề mặt tế bào niêm mạc ruột, nhân lên sinh độc tố gây tiêu chảy, mất nước. 

Tiêu chảy do E.coli xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ và trong vòng 1 tuần sau cai sữa. 

Vi khuẩn E.coli từ nái thải ra trong phân lây nhiễm sang heo con, heo con của nái tơ bị bệnh nhiều hơn heo con của nái rạ. Khoảng 80% heo con theo mẹ bị tiêu chảy là do E.coli. Vệ sinh tiêu độc, sát trùng kém và sử dụng chuồng nái đẻ liên tục là điều kiện thuận lợi dẫn đến tiêu chảy do E.coli trên heo con theo mẹ.

Nhiệt độ chuồng nái đẻ thấp hơn 25oC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiêu chảy do E.coli gia tăng. Heo sẽ tăng trình trạng nhiễm bệnh tiêu chảy do E.coli khi điều kiện chuồng trại ẩm ướt, lạnh và khi heo bị stress.

Miễn dịch

Kháng thể đặc hiệu kháng E.coli trong sữa đầu của heo nái có tác dụng ngừa tiêu chảy do E.coli trên heo con theo mẹ. Heo con thu nhận được kháng thể chống vi khuẩn E.coli.

Kháng thể vào ruột sẽ ngăn chặn sự kết bám của E.coli trên niêm mạc ruột, trung hòa độc tố đường ruột của vi khuẩn E.coli, nhờ đó ngăn ngừa tiêu chảy do E.coli.

Trong vòng 1 tuần tuổi đầu và suốt thời gian theo mẹ, sự bảo vệ ở heo con chủ yếu là nhờ vào kháng thể của mẹ truyền thông qua sữa đầu và sữa. Do vậy, nếu heo mẹ không có được miễn dịch tốt chống vi khuẩn E.coli hoặc thiếu sữa cho heo con bú, con con sinh ra sẽ dễ bị tiêu chảy do E.coli.

Ở những heo con theo mẹ từ 3-4 tuần tuổi có giai đoạn thiếu hụt miễn dịch cũng sẽ dễ bị tiêu chảy do E.coli.

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo sơ sinh trong vòng 1 tuần tuổi, nhất là ở giai đoạn dưới 3 ngày tuổi. Heo bệnh tiêu chảy rất lỏng, màu vàng hoặc xám, mất nước nghiêm trọng và chết

Heo con tiêu chảy có phân màu vàng nhạt

Bệnh tích

Bệnh tiêu chảy do E.coli không có bệnh tích đặc trưng. Mổ khám heo bệnh tiêu chảy do E.coli có thể thấy sung huyết ở ruột non, dạ dày. Dạ dày có thể phồng to do sữa, thức ăn không tiêu hóa.

Mặc dù bệnh tích viêm ruột không rõ ràng, nhưng thường thấy tăng chất chứa lòng ruột non phồng lên ở đoạn ruột bị tác động.

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh tiêu chảy do E.coli dựa chủ yếu trên đặc điểm dịch tễ và triệu chứng tiêu chảy ở heo.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ nhỏ hơn 1 tuần tuổi, hoặc trong vòng 1 tuần sau cai sữa với tình trạng tiêu chảy lỏng nhưng hơi sệt, không lẫn máu, lây lan chậm, xảy ra chỉ trên một số heo trong bầy đàn

Tình trạng tiêu chảy kéo dài trong 2-3 ngày, điều trị dễ dàng bằng kháng sinh thích hợp, kết hợp biện pháp bù nước, điện giải, ủ ấm.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringens, bệnh tiêu chảy cấp do virus (PED, TGE, tiêu chảy do Rotavirus) và cầu trùng.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

Giữ ấm cho heo con nhất là vào những ngày đầu sau khi heo sinh ra (35oC). Đảm bảo nhiệt độ chuồng thích hợp cho heo con theo mẹ (30-35 độ C), vệ sinh tiêu độc chuồng nái đẻ cẩn thận, giữ khô ráo, tránh gió lùa.

Dinh dưỡng đúng cho cả heo mẹ và heo con. Cho heo con tập ăn sớm (khoảng 7 ngày tuổi) với loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con theo mẹ và chuẩn bị cai sữa. Khi cai sữa, phải chuyển đổi thức ăn từ từ trong vòng 1 tuần. Tiêm sắt và vitamin A đầy đủ

Tăng cường khả năng tiêu hóa ở heo con bổ sung chế phẩm chứa enzyme và vi sinh vật có lợi trên đường tiêu hóa như Lactobacillus, Bacillus subtilis bằng MEBI- BZ 4 WAY W.S (1g/ 4 lít nước uống) hoặc MEBI- ANTIBIO ( 1g/ 2 lít nước uống) 

Kiểm tra phân tích mẫu nước thường xuyên, đảm bảo rằng nước uống phải thật sạch, ấm và đầy đủ.

Tăng cường miễn dịch của heo con bằng việc đảm bảo heo con theo mẹ được bù sữa đầu và sữa đầy đủ (tiêm vaccine phòng bệnh do E.coli cho nái chứa các kháng nguyên kết bám F4, F5, F6 và F41).

Giảm bài thải vi khuẩn E.coli từ nái bằng cách cấp kháng sinh cho nái 3-4 ngày trước và sau khi sinh.

Điều trị

Cấp kháng sinh qua đường uống (có thể tiêm) cho tất cả heo con trong bầy, có thể sử dụng một số thuốc đặc trị tiêu chảy do E.coli như KETOCEF LA ( 1ml / 10-15kg thể trong, 1 mũi tác dụng trong 72h) hay ALLWAYS 1 INJ ( 1ml/ 5-8 kg thể trọng, 1 mũi tác dụng trong 48h). Kết hợp với IMUNO ANTIVIRUS ( 1ml/ lít nước) 

Sau khi ngưng dùng kháng sinh, cho uống chế phẩm vi sinh vật có lợi (nhóm Bacillus) như MEBI – BZ 4 WAY W.S để phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

MEBI- BZ 4 WAY W.S

Kết luận

Việc phòng ngừa và điều trị tiêu chảy do E.coli ở heo là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Bằng cách duy trì vệ sinh chuồng trại, quản lý dinh dưỡng hợp lý, và sử dụng kháng sinh và chế phẩm vi sinh đúng cách, chúng ta có thể kiểm soát hiệu quả bệnh tiêu chảy do E.coli ở heo.

——————————————

Hơn  20 năm  hình  thành  và  phát  triển  ALL  WAYS  tự  hào là thành viên của MEBIPHA, MEBI GROUP

CÔNG TY TNHH ALL WAYS – Sản phẩm thuốc thú y dẫn đầu hiệu quả kinh tế.

Hotline: 0982.672.372

Facebook: https://www.facebook.com/allways.asia 

Website: https://allways.asia/ 

Địa chỉ VP: 965/36/9A Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM

Tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Hướng dẫn chi tiết cách phòng cà điều trị bệnh cầu trùng ở heo

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Các bệnh tiêu chảy thường gặp ở heo con

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Giải quyết vấn đề viêm vú trên heo: Những điều bà con cần biết

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Giải pháp đối phó với bệnh nấm diều ở gia cầm

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Tụ huyết trùng gia cầm | Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Mục lụcTác nhân gây bệnhMiễn dịchTriệu chứng và bệnh tíchTriệu chứngBệnh tíchChẩn đoánChẩn đoán lâm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *